Trình bày báo cáo thường niên và những điều nên hoàn thiện

Mục đích của báo cáo thường niên là nhằm giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách đầy đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và nhằm mục đích chính là dự đoán giá cổ phiếu và các yếu tố liên quan như lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp trong tương lai. Bởi vậy việc trình bày báo cáo thường niên cũng như các số liệu tài chính trong quá khứ phải làm sao giúp các nhà đầu tư dễ dự đoán tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt là EPS tương lai.

Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu kỳ vọng vào cả cổ tức và sự tăng trưởng trong giá trị cổ phiếu mà họ nắm giữ. Các nhà đầu tư có rủi ro là có thể không nhận được những khoản tiền này. Do vậy các nhà đầu tư sử dụng các báo cáo thường niên để: (1) Dự đoán các khoản lãi kỳ vọng của họ và (2) Đánh giá các rủi ro gắn liền với các khoản tiền lãi này.

1. Những điều có thể làm tốt hơn trong các báo cáo thường niên.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet các báo cáo thường niên của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế tại Mỹ hay Châu Âu như PG.com của tập đoàn P&G (Mỹ), Unilever.com của tập đoàn Unilever (Hà lan và Anh Quốc). Mặc dù ở Việt Nam đã có một số quy định những điều tối thiểu phải trình bày trên báo cáo thường niên cho các công ty niêm yết. Tuy nhiên các công ty có thể làm được nhiều hơn thế để giới thiệu về mình với các nhà đầu tư. Việc trình bày tốt báo cáo thường niên là một công cụ hữu hiệu để giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về công ty mình. Khi nhiều nhà đầu tư biết và đánh giá cao về công ty của bạn, có nghĩa là cổ phiếu của công ty bạn được nhà đầu tư đánh giá cao, do vậy nó có thể ảnh hưởng tốt đến giá cổ phiếu của công ty. Bởi vậy bạn có thể tham chiếu các báo cáo thường niên của các tập đoàn nổi tiếng thế giới cho báo cáo thường niên của mình. Sau đây là một số điểm mà tác giả cho rằng báo cáo thường niên của các công ty Việt Nam có thể làm tốt hơn.

1.1. Giới thiệu chiến lược của công ty: Bạn nên giới thiệu với nhà đầu tư chiến lược dài hạn của công ty mà nó tạo nên sự khác biệt và sự thành công của công ty. Những chiến lược này giúp cho nhà đầu tư có một cái nhìn về khả năng phát triển dài hạn của công ty. Chiến lược của công ty phải gắn liền với các thế mạnh của công ty cũng như trong mối liên hệ với môi trường kinh doanh của công ty. Hiện tại nhiều công ty Việt Nam đã có phần trình bày về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty, tuy nhiên nhiều công ty không có phần trình bày về chiến lược phát triển công ty hoặc trình bày khá sơ sài. Điều này có thể làm cho nhà đầu tư có thể chưa thực sự yên tâm về khả năng phát triển dài hạn của công ty bạn.

1.2. Rủi ro và quản trị rủi ro. Báo cáo thường niên nên trình bày các rủi ro chính mà công ty có thể phải đối mặt trong năm tới (tức năm hiện tại của ngày phát hành báo cáo thường niên) và các hành động mà công ty sẽ sử dụng để hạn chế các rủi ro xảy ra. Trình bày tốt phần này có nghĩa là công ty của bạn đã chuẩn bị rất tốt, đã dự liệu các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và các biện pháp để ngăn ngừa nó. Điều này giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn những dự báo kết quả và tình hình tài chính của bạn. Ví dụ Unilever đưa ra các dự báo rủi ro cho năm 2010 về kinh tế như sau: Suy giảm kinh doanh trong thời kỳ kinh tế toàn cầu suy giảm, tránh việc sụp đổ của các khách hàng và nhà cung cấp. Do vậy họ: Kiểm soát cẩn thận các chỉ số kinh tế và thường xuyên sử dụng các mô hình ảnh hưởng của các kịch bản kinh tế khác nhau…

1.3. Các số liệu tài chính quan trọng nên trình bày ít nhất là 5 năm liên tục, và nó phải có ý nghĩa so sánh. Để đánh giá đầy đủ về một công ty, các nhà đầu tư cần đánh giá các số liệu của ít nhất là 5 năm gần nhất, được trình bày sao cho thuận tiện nhất cho việc so sánh. Về nguyên tắc bạn nên trình bày càng dài càng tốt từ 10-15 năm như vậy nhà đầu tư càn

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
29/07/2021 / vccisoft
Phần mềm kế toán online cho phép nhân viên kế toán các chi nhánh, phòng ban cập nhật số liệu và tự động đồng bộ trên hệ thống đến máy chủ của kế toán trụ sở chính, kế toán trưởng mà không cần nhập liệu lại. Giám đốc chỉ cần vài cú nhấp chuột có thể kiểm soát tình hình kế toán tài chính dù ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
29/07/2021 / vccisoft
Phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEs) 2021
29/07/2021 / vccisoft
Cập nhật những điểm mới trong Thông tư 40/2021/TT-BTC
29/07/2021 / vccisoft
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế QĐ 48/2006
17/04/2017 / vccisoft
Ngày 22-12-2014, Bộ Tài chính (BTC) đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC (TT200) hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. TT200 được xem là quy định có thay đổi lớn nhất
16/11/2015 / Admin
Từ 01/01/2015, Thông tư 162/2014/TT-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định, trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước bắt đầu có hiệu lực.Theo đó, thêm điều
26/10/2015 / Admin
Hôm qua (ngày 18/5), Bộ Tài chính ban hành Thông tư 75/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 128 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó:- Doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính

Về chúng tôi

ITB cung cấp các giải pháp phần mềm Quản trị Doanh nghiệp cho các Doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cho doanh nghiệp và các tổ chức khác. ITB tư vấn, hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ VCCI - ITB

 Trụ sở chính: 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Tư vấn: 0989.01.36.36/ Fax: (084) 3577-1453 
Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng:1900.63.61.03
Góp ý Lãnh đạo Viện: 0942.01.36.36
 VP đại diện Miền Trung - Tây Nguyên: 15 Quang Trung, Hải Châu, Đà Nẵng
05113.584.588 - 0903.065.065
Fax: 05113.584.587
www.vccisoft.com.vn 

Bản quyền VCCI -ITB © 2015