Phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEs) 2021

Phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEs) 2021

12:34 11/06/2020 

Công việc của Kế toán thuế và kế toán nội bộ  khác nhau như thế nào, tính chất công việc nào quan trọng hơn. Bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ được tính chất từng công việc của kế toán thuế và kế toán nội bộ, từ đó có thể chọn lựa được công việc phù hợp.

 

A.   Kế toán thuế

Trong doanh nghiệp, bên cạnh kế toán nội bộ xử lý các vấn đề liên quan đến hóa đơn, chứng từ của các giao dịch kinh tế phát sinh thì cần có kế toán thuế. Kế toán thuế có thể thuê ngoài hoặc nhân viên kế toán chuyên xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thuế cho doanh nghiệp.

Chính vì thế, kế toán thuế đóng vai trò là cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhờ các công việc của kế toán thuế, nhà nước có thể quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn và giúp cho doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng theo quy định của nhà nước một cách rõ ràng, minh bạch.

Kế toán thuế đóng vai trò là cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước.

 

Công việc của kế toán thuế:

·         Doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài.

·         Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán theo từng ngày.

·         Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN và thực hiện nộp thuế cho cơ quan nhà nước.

·         Hàng quý, làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo thuế GTGT, TNDN và TNCN và báo cáo sử dụng hóa đơn.

·         Cuối năm lập BCTC, báo cáo thuế cho tháng cuối năm của quý 4 và báo cáo quyết toán thuế TNCN.

Trách nhiệm của kế toán thuế:

·         Làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có phát sinh.

·         Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê đầu ra, đầu vào.

·         Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất.

·         Hàng tháng, lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của công ty theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.

·         Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng nộp ngân sách, hoàn thuế của công ty.

·         Phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu sổ sách, số liệu báo cáo thuế giữa các cơ sở, giữa báo cáo và quyết toán.

·         Lập hồ sơ, ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.

·         Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất.

·         Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.

·         Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của công ty.

·         Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để nộp báo cáo cho cục thuế.

·         Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển, không để thất thoát, hư hỏng.

·         Kiểm tra, đối chiếu biên bản nhận, trả hàng để điều chỉnh doanh thu, báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.

·         Cập nhật thông tin kịp thời về sự thay đổi của Luật thuế, các Thông tư, Nghị định mới ban hành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để thực hiện.

·         Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn.

·         Hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.

·         Danh sách các báo cáo cần nộp cuối năm gồm:

1.      Báo cáo tài chính: Tùy theo doanh nghiệp các bạn áp dụng chế độ kế toán nào sẽ có các báo cáo tương ứng theo các chế độ kế toán ban hành. 

Bài viết xin giới thiệu bộ báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 133/2016/TT-BTC. 

Theo thông tư 133/2016 Báo cáo tài chính năm: (trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục) gồm:

·         Báo cáo tình hình tài chính – Mẫu số B01a –DNN hoặc B01b – DNN 

·         Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02 – DNN

·         Thuyết minh Báo cáo Tài chính – Mẫu bố B09 -DNN

·         Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản (Mẫu F01 –DNN)

·         Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ – Mẫu B03 –DNN (Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích nộp)

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có điểm khác biệt với TT133/2016/TT-BTC là “Báo cáo tình hình tài chính” được gọi là “Bảng cân đối kế toán” và không bắt buộc nộp Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản. Nội dung các báo cáo gồm:

·         Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

·         Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)

·         Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)

·         Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

2.      Tờ khai quyết toán thuế TNDN 

3.      Tờ khai quyết toán thuế TNCN (nếu trong năm có doanh nghiệp phát sinh CHI TRẢ THU NHẬP thì phải quyết toán thuế TNCN nếu không thì không phải nộp quyết toán TNCN theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

Khi doanh nghiệp có thông báo về việc cơ quan thuế kiểm tra (căn cứ vào thông báo của cơ quan nhà nước),  Kế toán thuế phải chuẩn bị hồ sơ chứng từ, rà soát để tránh thiếu/sai sót, chuẩn bị tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế. 

Kế toán thuế được phép nộp lại BCTC của năm sai sót trước khi cơ quan thuế đến kiểm tra tại doanh nghiệp. Kế toán thuế nên ghi ra các sai sót và rủi ro vi phạm có thể gặp phải để chủ động lên phương án giải trình cho cơ quan thuế.

B.    Kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có nhiệm vụ tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn, chứng từ, qua đó lấy căn cứ xác định lãi, lỗ thực tế của doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có nhiệm vụ tập hợp tất cả các phát sinh thực tế.

Công việc của kế toán nội bộ:

Công việc chính của kế toán nội bộ là đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách kế toán, các hoạt động diễn ra hàng ngày. Cụ thể:

·         Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự.

·         Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ.

·         Lưu trữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, hợp lý và an toàn.

·         Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác,

Lập báo cáo hàng tuần, tháng, quý, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp.

Gọi 1900.63.61.03 để Tham khảo ngay phần mềm kế toán ACSoft E để tăng gấp đôi hiệu quả công tác kế toán Thuế & Nội bộ và đáp ứng các xu hướng làm việc mới.

 


 

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
29/07/2021 / vccisoft
Phần mềm kế toán online cho phép nhân viên kế toán các chi nhánh, phòng ban cập nhật số liệu và tự động đồng bộ trên hệ thống đến máy chủ của kế toán trụ sở chính, kế toán trưởng mà không cần nhập liệu lại. Giám đốc chỉ cần vài cú nhấp chuột có thể kiểm soát tình hình kế toán tài chính dù ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
29/07/2021 / vccisoft
Cập nhật những điểm mới trong Thông tư 40/2021/TT-BTC
29/07/2021 / vccisoft
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế QĐ 48/2006
31/01/2016 / Admin
Mục đích của báo cáo thường niên là nhằm giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách đầy đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và nhằm mục đích chính là dự đoán giá cổ phiếu và các yếu
17/04/2017 / vccisoft
Ngày 22-12-2014, Bộ Tài chính (BTC) đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC (TT200) hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. TT200 được xem là quy định có thay đổi lớn nhất
16/11/2015 / Admin
Từ 01/01/2015, Thông tư 162/2014/TT-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định, trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước bắt đầu có hiệu lực.Theo đó, thêm điều
26/10/2015 / Admin
Hôm qua (ngày 18/5), Bộ Tài chính ban hành Thông tư 75/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 128 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó:- Doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính

Về chúng tôi

ITB cung cấp các giải pháp phần mềm Quản trị Doanh nghiệp cho các Doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cho doanh nghiệp và các tổ chức khác. ITB tư vấn, hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ VCCI - ITB

 Trụ sở chính: 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Tư vấn: 0989.01.36.36/ Fax: (084) 3577-1453 
Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng:1900.63.61.03
Góp ý Lãnh đạo Viện: 0942.01.36.36
 VP đại diện Miền Trung - Tây Nguyên: 15 Quang Trung, Hải Châu, Đà Nẵng
05113.584.588 - 0903.065.065
Fax: 05113.584.587
www.vccisoft.com.vn 

Bản quyền VCCI -ITB © 2015